(Cư dân mạng) - Cứ mỗi dịp World Cup hay Euro là những lời khen chê các bình luận viên
(BLV) lại rộ lên nhưng không phải ý kiến nào cũng mang hàm ý xây dựng.
Các BLV tên tuổi như Đình Khải, Quang Huy, Quang Tùng đều thống nhất là bên cạnh sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức của khán giả cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc họ cũng đòi hỏi sự phục vụ tốt hơn. Thế nhưng, trong số những ý kiến đóng góp thì phần lớn vẫn là những dạng chê các BLV trẻ theo kiểu dập vùi, vạch lá tìm sâu chứ ít những góp ý chân tình.
Trong buổi bình luận trận khai mạc World Cup, cả hai BLV đều nêu cùng một quan điểm khi phân tích về cách chơi bóng của tiền vệ Oscar nhưng ngày hôm sau trên các mạng xã hội tràn ngập status về câu nói của BLV VTV dù xét về mặt ngữ nghĩa, cách ví von đều không sai.
BLV Quang Huy là một trong những người giàu kinh nghiệm và được khán giả yêu mến nhất cũng từng vượt qua những chỉ trích trong quá khứ để dần hoàn thiện mình. Khi còn “khoác áo VTV3”, BLV Quang Huy từng nói khi bị khán giả gửi thư phản ứng: “Đến máy móc còn có lúc hỏng hóc nói gì đến con người”. Sau này, với những kinh nghiệm vun đắp, Quang Huy biết cách biến áp lực phục vụ cho khán giả thành động lực để trở nên hoàn thiện hơn.
BLV Quang Tùng khi còn là trụ cột trong đội ngũ BLV của VTV3 cũng từng bị khán giả gọi điện đến nhà đài phản ứng bằng những ngôn từ khiếm nhã. Tất nhiên, động cơ của khán giả đó không phải để Quang Tùng bình luận tốt hơn.
Những ví dụ đó cho thấy ngay cả những BLV được đánh giá là hàng đầu hiện nay cũng trải qua những ngày tháng khó khăn trước khi được số đông khán giả chấp nhận. Ngày nay, áp lực đối với các BLV ngày càng lớn hơn bởi khán giả có điều kiện tiếp cận thông tin một cách tốt nhất, nhanh nhất nên cũng đòi hỏi nhiều hơn ở “những người truyền lửa”.
BLV Quang Huy nói: “Không phải BLV nào cũng có ngoại ngữ tốt hơn khán giả. Cùng thời điểm bình luận, khán giả có thể xem Michael Owen hay Alan Shearer bình luận trên các kênh sóng nước ngoài để kiểm chứng khả năng phân tích của các BLV trong nước thế nào rồi so sánh”.
Một BLV tên tuổi khác cũng khẳng định: “Sự phát triển bóng đá và những thứ xung quanh nó ở các nước châu Âu đã đi trước chúng ta cả trăm năm nên họ đạt đến độ chuẩn hóa rất cao ở nhiều mặt. Trong khi đó, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên rất khó đòi hỏi phải đạt chất lượng cao ngay. Điều này không chỉ đúng trong việc bình luận bóng đá mà còn ở nhiều lĩnh vực khác của xã hội”.
BLV Quang Huy cũng nói thêm: “Làm việc vào ban đêm thì các chỉ số sinh học của con người xuống mức thấp nhất nên rất khó để không mắc lỗi. Tôi luôn quan niệm là khi bình luận vào ban đêm thì “cách chơi” cũng giống như tiền vệ phòng ngự, đó là đảm bảo an toàn trước tiên. Tức là, chắc chắn cái gì thì mới nói”.
BLV Đình Khải cũng chia sẻ những khó khăn của nghề “làm dâu trăm họ”: “Tường thuật bóng đá ở nước ta chưa có trường, lớp nào dạy. Tất cả BLV đều tự học mà thành. Nghề này là một nghề không ít khó khăn, vất vả. Người làm bình luận bóng đá phải có sức khỏe thật tốt, có lòng đam mê nghề nghiệp, có giọng nói chuẩn và cần có một phông văn hóa sâu rộng. Hoạt động bóng đá và thể thao thường diễn ra vào buổi tối và ngày nghỉ. Nếu chỉ làm việc theo lối hành chính, công chức thì chẳng thể theo nó được đâu”.
BLV Đình Khải chia sẻ: “Tôi cũng chẳng tài giỏi gì đâu và nói như nhà báo Nguyễn Lưu thì ở độ tuổi của các BLV trẻ bây giờ, chúng tôi ngày xưa còn thua xa. Thời của chúng tôi có may mắn là thường xuyên được khán giả gửi thư tay về để giao lưu, trong đó có nhiều lá thư chân tình góp ý những khiếm khuyết, những điều chưa được để từng bước sửa lỗi. Chúng tôi cố gắng học hỏi và sửa để phục vụ khán giả tốt hơn”.
BLV Đình Khải chốt lại: “Các BLV trẻ ngày nay rất cần những ý kiến đóng góp chân tình như những lá thư tay chúng tôi nhận được ngày trước. Các bạn trẻ ấy đều là những người cầu tiến, ham học hỏi và tôi tin chắc họ sẽ nỗ lực để phục vụ khán giả tốt hơn. Những ý kiến đó cần hơn nhiều những chỉ trích nặng nề, không mang động cơ xây dựng. Nếu thế họ sẽ ngày một tự tin và tiến bộ hơn trong việc làm dâu trăm họ này”.
Các BLV tên tuổi như Đình Khải, Quang Huy, Quang Tùng đều thống nhất là bên cạnh sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức của khán giả cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc họ cũng đòi hỏi sự phục vụ tốt hơn. Thế nhưng, trong số những ý kiến đóng góp thì phần lớn vẫn là những dạng chê các BLV trẻ theo kiểu dập vùi, vạch lá tìm sâu chứ ít những góp ý chân tình.
Trong buổi bình luận trận khai mạc World Cup, cả hai BLV đều nêu cùng một quan điểm khi phân tích về cách chơi bóng của tiền vệ Oscar nhưng ngày hôm sau trên các mạng xã hội tràn ngập status về câu nói của BLV VTV dù xét về mặt ngữ nghĩa, cách ví von đều không sai.
BLV Tạ Biên Cương, một trong những BLV chủ lực của VTV trong mùa World Cup 2014.
BLV Quang Huy là một trong những người giàu kinh nghiệm và được khán giả yêu mến nhất cũng từng vượt qua những chỉ trích trong quá khứ để dần hoàn thiện mình. Khi còn “khoác áo VTV3”, BLV Quang Huy từng nói khi bị khán giả gửi thư phản ứng: “Đến máy móc còn có lúc hỏng hóc nói gì đến con người”. Sau này, với những kinh nghiệm vun đắp, Quang Huy biết cách biến áp lực phục vụ cho khán giả thành động lực để trở nên hoàn thiện hơn.
BLV Quang Tùng khi còn là trụ cột trong đội ngũ BLV của VTV3 cũng từng bị khán giả gọi điện đến nhà đài phản ứng bằng những ngôn từ khiếm nhã. Tất nhiên, động cơ của khán giả đó không phải để Quang Tùng bình luận tốt hơn.
Những ví dụ đó cho thấy ngay cả những BLV được đánh giá là hàng đầu hiện nay cũng trải qua những ngày tháng khó khăn trước khi được số đông khán giả chấp nhận. Ngày nay, áp lực đối với các BLV ngày càng lớn hơn bởi khán giả có điều kiện tiếp cận thông tin một cách tốt nhất, nhanh nhất nên cũng đòi hỏi nhiều hơn ở “những người truyền lửa”.
BLV Quang Huy nói: “Không phải BLV nào cũng có ngoại ngữ tốt hơn khán giả. Cùng thời điểm bình luận, khán giả có thể xem Michael Owen hay Alan Shearer bình luận trên các kênh sóng nước ngoài để kiểm chứng khả năng phân tích của các BLV trong nước thế nào rồi so sánh”.
Một BLV tên tuổi khác cũng khẳng định: “Sự phát triển bóng đá và những thứ xung quanh nó ở các nước châu Âu đã đi trước chúng ta cả trăm năm nên họ đạt đến độ chuẩn hóa rất cao ở nhiều mặt. Trong khi đó, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên rất khó đòi hỏi phải đạt chất lượng cao ngay. Điều này không chỉ đúng trong việc bình luận bóng đá mà còn ở nhiều lĩnh vực khác của xã hội”.
BLV Quang Huy cũng nói thêm: “Làm việc vào ban đêm thì các chỉ số sinh học của con người xuống mức thấp nhất nên rất khó để không mắc lỗi. Tôi luôn quan niệm là khi bình luận vào ban đêm thì “cách chơi” cũng giống như tiền vệ phòng ngự, đó là đảm bảo an toàn trước tiên. Tức là, chắc chắn cái gì thì mới nói”.
BLV Đình Khải cũng chia sẻ những khó khăn của nghề “làm dâu trăm họ”: “Tường thuật bóng đá ở nước ta chưa có trường, lớp nào dạy. Tất cả BLV đều tự học mà thành. Nghề này là một nghề không ít khó khăn, vất vả. Người làm bình luận bóng đá phải có sức khỏe thật tốt, có lòng đam mê nghề nghiệp, có giọng nói chuẩn và cần có một phông văn hóa sâu rộng. Hoạt động bóng đá và thể thao thường diễn ra vào buổi tối và ngày nghỉ. Nếu chỉ làm việc theo lối hành chính, công chức thì chẳng thể theo nó được đâu”.
BLV Đình Khải chia sẻ: “Tôi cũng chẳng tài giỏi gì đâu và nói như nhà báo Nguyễn Lưu thì ở độ tuổi của các BLV trẻ bây giờ, chúng tôi ngày xưa còn thua xa. Thời của chúng tôi có may mắn là thường xuyên được khán giả gửi thư tay về để giao lưu, trong đó có nhiều lá thư chân tình góp ý những khiếm khuyết, những điều chưa được để từng bước sửa lỗi. Chúng tôi cố gắng học hỏi và sửa để phục vụ khán giả tốt hơn”.
BLV Đình Khải chốt lại: “Các BLV trẻ ngày nay rất cần những ý kiến đóng góp chân tình như những lá thư tay chúng tôi nhận được ngày trước. Các bạn trẻ ấy đều là những người cầu tiến, ham học hỏi và tôi tin chắc họ sẽ nỗ lực để phục vụ khán giả tốt hơn. Những ý kiến đó cần hơn nhiều những chỉ trích nặng nề, không mang động cơ xây dựng. Nếu thế họ sẽ ngày một tự tin và tiến bộ hơn trong việc làm dâu trăm họ này”.
Tags: Thảm họa, BLV, bóng đá, hay, văn hóa, ném đá, quá tay
Theo Zing
Bạn đang đọc bài viết: Thảm họa BLV bóng đá hay văn hóa ném đá quá tay?
Liên hệ quảng cáo: Homin.lu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: Homin.lu@gmail.com