TIN MỚI:
    XEM PHIM | NGHE NHẠC

Những biến tướng xấu xí của trào lưu 'hỏi xoáy' Ask.fm

9 vụ tự tử đã diễn ra. Nhiều trường ở Anh thậm chí phải khuyến cáo teen không tham gia trào lưu này nữa.

Những ngày gần đây, giới trẻ có thể thấy trào lưu ''hỏi xoáy'' của Ask.fm ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, trào lưu này đang gây tranh cãi khi bị lạm dụng để quấy rối, bắt nạt bạn bè qua mạng. 


Ask.fm - trào lưu đang gây tranh cãi trong cộng đồng fan Việt. Ảnh: googleuser.


Những biến tướng của trào lưu 'hỏi xoáy'


1. Trò chơi này không có cơ chế quản trị nội dung. Chính trong điều khoản người dùng đã nêu rõ "cho phép người dùng đăng tải nội dung ẩn danh mà Ask.fm sẽ không giám sát. Bạn tự đồng ý sử dụng và mạng xã hội này không có trách nhiệm vì nội dung bạn cảm thấy xúc phạm hay khiêu dâm...".


2. Trào lưu đang dần bị làm dụng để đăng tải nội dung bắt nạt và liên quan đến tình dục, theo Webwise. Theo một tờ báo Anh, trào lưu này có thể xem là một dạng tồi tệ nhất của phong trào bắt nạt qua mạng và có liên quan đến hàng loạt những vụ tự tử trên thế giới.


3. Cho dù bạn có khoá tài khoản của những kẻ quấy rối đi chăng nữa, họ vẫn có thể vào trang cá nhân của bạn và thấy hết các hoạt động.


4. Vấn đề nghiêm trọng nhất của trào lưu ''hỏi xoáy'' chính là khả năng hỏi ẩn danh của nó. Đặc tính này đã khiến những câu hỏi không còn vô thưởng vô phạt nữa mà bắt đầu có hơi hướng xâm phạm vào đời sống cá nhân và mang tính công kích lẫn nhau. Hơn nữa, vì là ẩn danh nên bạn không thể biết được chân tướng của kẻ đang bắt nạt bạn là ai.


Những câu hỏi dần biến tướng và không còn phục vụ cho mục đích trong sáng ban đầu nữa. Ảnh: No Bullying
Những câu hỏi dần biến tướng và không còn phục vụ cho mục đích trong sáng ban đầu nữa. Ảnh: No Bullying
 
5. Bạn không thể điều chỉnh những thiết lập riêng tư giống như Facebook hay Twitter.


6. Trào lưu này có thể liên kết với Facebook và Twitter. Những gì chia sẻ sẽ tự động đăng trên Facebook cá nhân của bạn, kể cả những câu hỏi bất lịch sự và xúc phạm.


7. Các trường ở Anh đã chính thức khuyến cáo học sinh và phụ huynh không nên tham gia trào lưu này sau cái chết của một cô bé 14 tuổi bị bắt nạt trên mạng xã hội này. Tuy vậy, lãnh đạo của Ask.fm lại cho rằng những bi kịch chỉ xảy ra ở Ireland và Anh và nguyên nhân là từ người dùng - đa số là người trẻ, ở những nước này.


Để vô tư tham gia 'hỏi xoáy, đáp xoay'


1. Hãy nhớ rằng mọi thứ đều là sự lựa chọn của bạn. Chỉ vì ai đó hỏi bạn một điều gì đó nhưng không có nghĩa là bạn cảm thấy áp lực phải trả lời nếu bạn không muốn. Bạn có thể chỉ cần bỏ qua hoặc xóa câu hỏi nếu bạn thích.


Hannah Smith - cô bé 14 tuổi đã treo cổ tự tử vì không chịu nổi áp lực khi liên tiếp nhận được những câu hỏi xấu xa. Ảnh: Telegraph
Hannah Smith - cô bé 14 tuổi đã treo cổ tự tử vì không chịu nổi áp lực khi liên tiếp nhận được những câu hỏi xấu xa. Ảnh: Telegraph.

2. Chỉ vì bạn không đồng ý với điều mà ai đó đã nói không có nghĩa là họ sai. Mọi người được phép có ý kiến và niềm tin riêng của mình, miễn là họ không làm tổn thương, gây khó chịu hoặc đe dọa ai đó.


3. Sử dụng mật khẩu duy nhất và nhớ mật khẩu đó. Đảm bảo mật khẩu của bạn đủ mạnh và không nói cho ai biết mật khẩu đó (kể cả bạn thân nhất). Nếu bạn nghĩ rằng người khác có thể biết mật khẩu, bạn nên thay đổi ngay lập tức - tài khoản của bạn chỉ dành cho riêng bạn.


4. Quan tâm đến bản thân bạn. Nếu ai đó hỏi bạn câu hỏi có tính chất xấu xa hoặc gây khó chịu, căng thẳng cho bạn hoặc làm bạn tức giận, đừng trả lời câu hỏi đó, báo cáo vi phạm của họ lên quản trị - tuy không chặn người đó vào trang cá nhân của bạn, nhưng ít nhất họ cũng không thể hỏi bạn được nữa.


5. Nếu bạn nhìn thấy bất kỳ hành vi bắt nạt hoặc điều gì đó xấu xa, kinh khủng trên hồ sơ của một ai đó, hãy làm điều đúng đắn và báo cáo việc đó ngay lập tức. Đừng lo, sẽ không ai biết bạn là người đã báo cáo đâu.


6. Nếu bạn thấy có dấu hiệu mình bị bắt nạt, hãy tâm sự với người bạn tin tưởng (bố mẹ, thầy cô, bạn bè). Bạn sẽ cảm thấy áp lực và căng thẳng hơn khi giữ kín điều đó cho riêng mình.


7. Có những thiết lập riêng tư chính xác. Nếu không muốn nhận câu hỏi ẩn danh, hãy điều chỉnh để không phải nhận chúng nữa. Không nên đăng thông tin cá nhân như CMND, địa chỉ nhà, số điện thoại trên hồ sơ công khai của bạn.


8. Trước khi trả lời câu hỏi, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ xem ai là người đặt câu hỏi (hoặc nếu đó là câu hỏi ẩn danh thì người hỏi có thể là ai) và tại sao họ lại hỏi như vậy. Việc này đặc biệt quan trọng nếu bạn được hỏi một điều gì đó cá nhân hoặc riêng tư. Bạn không phải trả lời nếu bạn không muốn.


Hãy góp phần vào sự trong sạch của môi trường mạng. Ảnh: Tumblr.
Hãy góp phần vào sự trong sạch của môi trường mạng. Ảnh: Tumblr.

9. Hãy nhớ rằng những gì bạn làm và nói đều quan trọng. Những điều vô tình nói ra có thể làm tổn thương cảm giác của ai đó hoặc hủy hoại danh tiếng của bạn cũng như của người khác. Vì vậy, nếu còn nghi ngờ, hãy kiềm chế nói những điều gây tổn thương hoặc khiến cho bạn hay người khác xấu hổ.


10. Không nói những điều xấu xa. Nếu bạn cư xử tốt với mọi người, mọi người cũng sẽ cư xử tốt với bạn. Hãy đối xử với mọi người như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Nếu bạn không thích ai đó, hãy để họ yên và không liên lạc với họ.


11. Không đăng hình ảnh hoặc video kinh khủng, mang tính tình dục, bạo lực rõ ràng, hoặc lăng mạ người khác. Không trở thành kẻ bắt nạt.


12. Không làm hoặc đăng tải những điều bất hợp pháp trên trang của mình hoặc của người khác.

Theo iOne

Like & Share:
Bạn đang đọc bài viết:
Liên hệ quảng cáo: Homin.lu@gmail.com

BÌNH LUẬN:


Từ khoá